Ai không nên ăn quả hồng?

Bác sĩ Hoàng Thanh Hiền, khoa Y học Dân tộc - Vật lý trị liệu, Bệnh viện Quận 11 (TP.HCM) cho biết quả hồng giàu glucose, protein, carotene, Iod, canxi và lượng vitamin C cao gấp 2 lần trái cây thông thường. Hàm lượng khoáng chất của hồng vượt qua táo, lê, đào và nhiều loại trái cây khác.

Bác sĩ Hoàng Thanh Hiền, khoa Y học Dân tộc - Vật lý trị liệu, Bệnh viện Quận 11 (TP.HCM) cho biết quả hồng giàu glucose, protein, carotene, Iod, canxi và lượng vitamin C cao gấp 2 lần trái cây thông thường. Hàm lượng khoáng chất của hồng vượt qua táo, lê, đào và nhiều loại trái cây khác.

Chất nào có trong quả hồng giúp tránh táo bón?

Bác sĩ Hiền cho biết quả hồng chứa pectin - loại chất xơ hòa tan trong nước có tác dụng nhuận tràng, giúp tránh táo bón và duy trì hệ vi sinh đường ruột.

Ngoài giá trị dinh dưỡng, quả hồng còn có tác dụng gì?

Theo BSCKII Dương Thị Kim Loan, Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM, quả hồng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, vitamin C, A, B, B1, B2, B6 và nhiều khoáng chất… có tác dụng chống quá trình lão hóa, chống xơ vữa, tốt cho thần kinh. Lượng nhỏ lysine trong quả hồng có chức năng giúp ngon miệng, tryptophan giúp ngủ ngon.

Thời điểm nào không được ăn quả hồng?

ThS.BS Vũ Hồng Anh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng - nội soi, Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết quả hồng chứa khá nhiều tanin và chất xơ. Ăn quả hồng khi dạ dày rỗng, nồng axit cao sẽ khiến chúng bị kết tủa tạo thành khối bã rắn chắc gây tắc ruột, biến chứng thủng ruột.

Bộ phận nào của quả hồng không được ăn?

Bác sĩ Hoàng Thanh Hiền, khoa Y học Dân tộc - Vật lý trị liệu, Bệnh viện Quận 11 (TP.HCM) khuyến cáo không ăn vỏ quả hồng, nhất là vỏ còn xanh vì chứa nhiều tanin, có thể làm kết tủa thực phẩm tạo thành khối bã thức ăn gây khó tiêu.

Điều gì xảy ra khi ăn quá nhiều quả hồng?

BSCKII Dương Thị Kim Loan, Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM, cho biết khi ăn quá nhiều quả hồng trên cơ địa người ít vận động, chất tanin trong hồng sẽ làm kết tủa những thực phẩm nhiều đạm hoặc có chất axit gây khó tiêu, cản trở lưu thông thức ăn, có thể gây tắc ruột.

Ai nên hạn chế ăn quả hồng?

Theo bác sĩ Dương Thị Kim Loan, người bị bệnh tiểu đường, tiêu chảy, dạ dày nên tránh ăn hồng vì loại quả này rất dễ hấp thu, khiến đường huyết tăng lên. Đặc biệt, những người bị tiêu chảy, chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mạn tính, khó tiêu, người bị cắt dạ dày cũng không được ăn.

Tuyệt đối không ăn kèm quả hồng với thực phẩm nào?

Các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn kèm quả hồng với các thực phẩm giàu protein, chất đạm cao như trứng, thịt ngỗng... Protein khi gặp tanin trong hồng dễ ngưng tụ thành protein axit tannic, tích tụ trong dạ dày, trường hợp nặng có thể gây tử vong.

 

Bích Huệ

VietBao.vn

 

Theo

Ai không nên ăn quả hồng?