Đối với hầu hết mọi người, thời kỳ bảo dưỡng bắt đầu từ khoảng 56 tuổi, còn với những người có thể chất kém hơn thì cần tiến hành sớm hơn.
Năm tháng vội vã trôi qua, chúng ta lại bất tri bất giác bước đến ngưỡng tuổi già. (Ảnh: Asiarussia)
Sau độ tuổi này, tất cả các chức năng của cơ thể, bao gồm khả năng miễn dịch đều suy yếu, thân thể nếu bị hao tổn ở giai đoạn đầu này thường sẽ dễ sinh ra những bệnh lý nghiêm trọng.
Tuy nhiên trong giai đoạn này, nếu bạn có thể bảo dưỡng thân thể được tốt, không chỉ đề cao tố chất thân thể mà còn có thể giảm thiểu bệnh tật, tạo nền tảng tốt cho sức khỏe về sau này.
Sau 56 tuổi, thân thể bước vào “giai đoạn bảo dưỡng”, hãy giữ gìn tốt 2 vị trí này:
1. Bảo vệ đôi chân của bạn
Đôi chân có thể gọi là “trái tim thứ hai” của thân thể, là “trụ cột” giúp cơ thể đứng vững suốt mấy chục năm. Nếu chân xảy ra vấn đề thì chất lượng cuộc sống sẽ giảm sút rất nhiều, còn phải thường xuyên ngồi lâu một chỗ, đây cũng là một lối sống rất không lành mạnh cho tuổi già. Vì vậy chúng ta phải cố gắng chăm sóc tốt cho đôi chân của mình.
Trước hết, chúng ta nên đảm bảo cung cấp đủ canxi và protein để giúp xương và cơ luôn bảo trì được trạng thái chắc khỏe.
Thứ hai, bạn nên thường xuyên vận động vừa phải để xương cốt cứng cáp và duy trì lượng cơ bắp ở chân. Vận động cũng giúp duy trì thể trọng phù hợp, như vậy sẽ giảm gánh nặng cho chân và các khớp.
Đặc biệt chú ý là vận động không được quá nhiều hay quá mạnh, nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như tản bộ, tập Thái Cực Quyền, tốt nhất là các hoạt động dưỡng sinh ngoài trời.
Thường xuyên vận động vừa phải để xương cốt cứng cáp và duy trì lượng cơ bắp ở chân. (Ảnh: Spineuniverse)
Ngoài ra còn một biện pháp để bảo vệ đôi chân vô cùng hữu hiệu, chính là ngâm chân. Ngâm chân bằng nước nóng có thể làm giãn mạch máu, tăng lưu lượng máu ở chân, đưa đầy đủ chất dinh dưỡng đến chân và lấy đi các chất cặn bã ở chân. Bởi vậy, mỗi ngày có thể kiên trì ngâm chân sẽ có lợi ích vô cùng to lớn đối với sức khỏe của chân, kể cả vào mùa hè.
Theo quan điểm của Trung y, trên bàn chân có rất nhiều huyệt đạo và được kết nối chặt chẽ với các cơ quan khác nhau của cơ thể. Nếu bạn ngâm chân bằng nước nóng trong thời gian dài có thể kích thích các vùng phản xạ và huyệt đạo của bàn chân, đả thông kinh mạch, giúp toàn thân khỏe mạnh.
2. Bảo vệ mạch máu của bạn
Mạch máu là những thông đạo vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng trong thân thể. Chỉ khi mạch máu lưu thông thông suốt mới có thể đảm bảo sức khỏe cho các bộ phận và cơ quan khác nhau của cơ thể. Mạch máu khỏe hay yếu thậm chí còn liên quan mật thiết đến sự dài ngắn của tuổi thọ.
Rất nhiều người khi còn trẻ chưa bao giờ quan tâm đến sức khỏe của mạch máu, cộng thêm thói quen sinh hoạt không tốt như thích ăn những đồ nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều calo, thực phẩm lên men, hay những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu. Những hành vi này sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa của các mạch máu, thậm chí có thể gây tắc nghẽn mạch máu.
Có một cách đơn giản để bảo vệ mạch máu là uống nhiều nước đun sôi. Nước đun sôi để nguội không có calo, không có tạp chất, là môi trường rất quan trọng cho quá trình trao đổi chất của con người. Đối với mạch máu, uống nhiều nước đun sôi có thể làm giảm độ đặc của máu và ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch hiệu quả.
Ít vận động trong thời gian dài rất có hại cho sức khỏe, bởi nó sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu của cơ thể. (Ảnh: CuteWallpaper)
Bước qua tuổi 56, thân thể trong thời kỳ bảo dưỡng, nhất thiết cần phải tránh làm 3 điều này:
Không ngồi quá lâu
Ít vận động trong thời gian dài rất có hại cho sức khỏe, bởi nó sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu của cơ thể, khiến một lượng lớn chất độc và cặn bã tích tụ lại trong cơ thể, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Không hút thuốc, uống rượu
Như chúng ta đã biết, hút thuốc và uống rượu là thói quen rất xấu, đặc biệt nếu kéo dài sẽ rất có hại cho cơ thể. Bởi vậy, sau 56 tuổi, dù bạn có thích hút thuốc và uống rượu đến đâu thì cũng phải bỏ nó càng sớm càng tốt, cũng là để giữ lại chút sức lực cho quãng đời còn lại của mình.
Không thức khuya ngủ muộn
Đối với nhiều người trong xã hội hiện đại, thức khuya là một hành vi phổ biến trong cuộc sống, nhưng lại là một lối sống rất không lành mạnh. Lúc trẻ có thể không sao nhưng càng lớn tuổi thì tác hại lại ngày càng nghiêm trọng. Những người thức đêm trong thời gian dài sẽ khiến tinh thần mệt mỏi, làn da bị lão hóa, rất dễ gặp vấn đề nội tiết, chức năng của các cơ quan nội tạng cũng sẽ suy giảm.
Nhìn chung, bản thân người cao tuổi chất lượng giấc ngủ đã không tốt, lại thêm việc ngủ muộn thì sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, người cao tuổi phải nghỉ ngơi sớm, trong trường hợp bình thường thì nên đi ngủ lúc 9 giờ tối, duy trì nếp sinh hoạt điều độ, lâu dài.
quan tâm: