Bí kíp giúp bé khỏi chứng trào ngược dạ dày, giúp con không còn nôn ói, tăng cân, ăn ngoan ngủ khỏe

Trào ngược dạ dày thực quản là một căn bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh đặc biệt trẻ dưới 6 tháng. Khi trẻ mắc chứng bệnh này sẽ nguy hại cho hệ tiêu hóa về sau nếu không được điều trị kịp thời.

Thường những trẻ bị trào ngược khi bú xong hay bị nôn trớ, tống sạch sữa hoặc thức ăn ra ngoài. Bs lớn hơn thì ợ nóng, ợ chua, hay than đau bụng hoặc đau ngực.

Em còn nhớ lúc con em còn nhỏ mỗi lần bú xong là nôn trớ ra hết sạch, đêm ngủ hay quấy khóc, mẹ chồng em bảo do em ăn bậy bạ không kiêng cữ đủ thứ nên mới ra nông nổi vậy. Rồi bắt em mua thuốc tiêu cho con uống, tuy nhiên vẫn không cải thiện được ạ, ngược lại con còn có dấu hiệu nặng hơn.

Có lần con sốt cao quá, đêm em liều mạng ôm con vô bệnh viện bác sĩ bảo con em bị trào ngược dạ dày thực quản rồi bắt nhập viện cả tuần lễ, rồi sau này còn tái đi tái lại nhiều lần nữa. Phần vì chăm con ốm, phần vì bị mẹ chồng mắn không khéo nuôi con em muốn trầm cảm luôn các chị ạ.

Cũng may mà em cho con nhập viện kịp thời nếu không sẽ hối hận lắm đấy. Rồi em học được cách chăm con kiểu này hay lắm nè các chị:
trao-ngoc

Thông thường, mẹ vẫn duy trì các cữ cho bú hoặc uống sữa trong ngày nếu các bé nhìn chung vẫn khỏe mạnh và tăng trưởng bình thường. Để giảm nôn trớ, mẹ nên áp dụng một số lưu ý sau:

-Cho bé ợ hơi khi bú hết 1 bên ngực hoặc khoảng 50ml sữa.

-Cho thêm 1 thìa cà phê bột gạo sữa vào bình sữa công thức hoặc sữa mẹ đã được vắt ra.
-Nếu cần thiết, bạn nên chọn loại núm vú khác, nên là loại có lỗ hình chữ thập
-Ôm bé thẳng đứng 20-30 phút sau khi bú
-Kê cao đầu bé khi ngủ
-Khi bé bắt đầu ăn dặm, thức ăn đặc sẽ giúp bé ít bị trào ngược hơn
Bác sĩ cũng có thể kê cho bé các loại thuốc hỗ trợ nhu động ruột và trung hòa axít dạ dày.
Ngoài ra các mẹ có thể bổ sung thêm 1 số loại thảo dược sau:

Lá bạc hà
Bạc hà có tác dụng làm mát hệ thống tiêu hóa và giúp giảm bớt các triệu chứng trào ngược axit. Các bà mẹ có thể trộn một vài giọt dầu bạc hà với một muỗng canh dầu ô liu và nhẹ nhàng xoa bóp vùng bụng của bé. Thực hiện hai lần một ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Các bà mẹ đang cho con bú cũng có thể uống trà bạc hà 2-3 lần/ngày cũng khá hữu ích.

Dầu dừa

Nguyên liệu này có thể giúp giảm tình trạng trào ngược. Axit lauric trong dầu dừa có tác dụng giống như sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh. Nó giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Các bà mẹ đang mang thai nên uống khoảng 2 muỗng canh dầu dừa nguyên chất để tăng khả năng miễn dịch cho trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, các bà mẹ cũng có thể cho thêm một nửa thìa cà phê dầu dừa nguyên chất vào đồ uống ấm hoặc ngũ cốc của trẻ. Ngoài ra, hỗn hợp dầu dừa và gừng là một nguyên liệu tự nhiên giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn khi xoa vào bụng của bé.

Mát-xa

Mát-xa cho bé thường xuyên sẽ cải thiện chức năng hô hấp và tiêu hóa. Nó kích thích các dây thần kinh phế vị trong não có liên quan với hệ hô hấp và tiêu hóa. Nó cũng giúp bé tăng trưởng tốt hơn. Để bé hạn chế bị trào ngược dạ dày, mẹ nên xoa bóp phần bụng của bé bằng dầu ô liu ấm hoặc dầu dừa theo chiều kim đồng hồ. Chú ý đừng xoa bóp ngay sau khi bé vừa ăn xong.

Tập thể dục

Các bài tập thể dục ở chân có thể làm giảm tình trạng đầy khí và đầy hơi trong bụng bé. Mẹ nên đặt bé nằm xuống, nhẹ nhàng di chuyển hai chân giống như bé đang đạp xe đạp.

Dấm táo
Đây là một phương thuốc tốt đối với trẻ bị trào ngược axit dạ dày. Cho thêm một ít dấm táo nguyên vào một cốc nước ấm và cho bé uống đều đặn có thể điều trị căn bệnh này. Bạn cũng có thể cho thêm mật ong để bé dễ uống hơn nhưng tuyệt đới không cho mật ong đới với bé dưới 1 tuổi.

Hoa cúc chamomile

Đây là một phương thuốc tuyệt vời để điều trị chứng trào ngược axi ở trẻ. Tính chất an thần của hoa cúc sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa non nớt của bé. Các bà mẹ chỉ cần trộn một nửa thìa cà phê hoa cúc khô vào nước nóng và để nguội rồi cho bé uống mỗi ngày.

Dấu hiệu nhận biết bé bị trào ngược dạ dày:

- Ăn không ngon, nôn trớ, ợ chua, đau bụng hoặc đau ngực.
- Trẻ lớn có thể có các biểu hiện như trẻ nhỏ hoặc ợ nóng, nôn trớ nhiều, sâu răng, hơi thở hôi.
- Chậm tăng cân, nấc, rối loạn giấc ngủ. Trẻ quấy khóc, kém ăn và ngủ không yên giấc trong và sau bữa ăn.
- Từ khi biết đi, trẻ có bất thường ở men răng.
- Ho vào lúc ngủ về đêm, khò khè hoặc ho ra tiếng lớn. Khởi phát cơn hen: ho, thở rít và viêm thanh quản.
- Các dấu hiệu đe doạ tính mạng của trẻ như: chậm nhịp tim, xanh xao, tím tái.

Những ai bị tê tay nhất định phải đọc bài viết này, nguyên nhân sẽ làm bạn bật ngửa

Mẹo rã đông siêu nhanh trong 3 phút mà khỏi cần lò vi sóng, đã thử và thành công

Theo webtretho

Bí kíp giúp bé khỏi chứng trào ngược dạ dày, giúp con không còn nôn ói, tăng cân, ăn ngoan ngủ khỏe - Sức Khỏe